Các công cụ Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI) có tiềm năng tác động đáng kể và tích cực đến việc học, nghiên cứu của sinh viên theo nhiều cách. Tuy nhiên, các yếu tố chịu trách nhiệm cho ý định hành vi của sinh viên khi sử dụng các công cụ này vẫn chưa được hiểu đầy đủ.
Trong bối cảnh giáo dục toàn cầu không ngừng phát triển, quản trị đại học cũng đang trải qua sự chuyển mình mạnh mẽ để đáp ứng những yêu cầu, thách thức mới từ xã hội, công nghệ và thị trường lao động. Các cơ sở giáo dục đại học đang dần thay thế các mô hình quản trị truyền thống bằng những chiến lược, phương thức quản lý hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu và hướng tới sự phát triển bền vững.
Hệ sinh thái giáo dục số (Digital Education Ecosystem) là một khái niệm ngày càng được quan tâm trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu. Hệ sinh thái giáo dục số đã trở thành một khuôn khổ quan trọng trong bối cảnh chuyển đổi số, tích hợp công nghệ, phương pháp sư phạm và chính sách thể chế để tạo ra một môi trường học tập mang tính cá nhân hóa, dễ tiếp cận và bền vững.
Tại các quốc gia tiên tiến như Hoa Kỳ, Anh, Úc, và một số trường đại học tại Việt Nam, bao gồm Đại học Thái Nguyên, đã có những ứng dụng AI trong đào tạo từ xa, mang lại nhiều lợi ích và thách thức. Tuy nhiên, việc triển khai AI vào giáo dục từ xa đòi hỏi các chính sách phù hợp để đảm bảo tính hiệu quả, công bằng và bảo mật dữ liệu (Selwyn, 2019).
Gian lận học thuật không chỉ phản ánh vi phạm đạo đức mà còn là sự lựa chọn thực dụng của sinh viên để đối phó với những áp lực học tập, tài chính và xã hội trong môi trường giáo dục hiện đại
Trong giáo dục hiện đại, các phương pháp dạy học truyền thống thường không còn đủ sức thu hút và đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của học sinh. Bài viết khám phá các ứng dụng của nghệ thuật gấp giấy origami trong dạy học môn toán, với mục tiêu giúp học sinh trực quan hóa và hiểu sâu kiến thức thông qua các bài tập gấp giấy
Trong bối cảnh cải cách giáo dục STEM, giáo viên trung học đang gặp khó khăn trong việc tích hợp các môn học STEM vào phương pháp giảng dạy liên môn. Vì vậy, việc tìm hiểu mức độ tự tin và cam kết của giáo viên đối với phương pháp giảng dạy này trở thành vấn đề được quan tâm, nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc áp dụng phương pháp giảng dạy này trong giáo dục STEM
Trong giáo dục, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh luôn là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghiên cứu này khám phá nhận thức của học sinh về những yếu tố quyết định sự thành công học tập của họ, vượt qua cả các yếu tố truyền thống thường được chú trọng
Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, khi các thiết bị di động ngày càng trở nên không thể thiếu trong cuộc sống và công việc, việc tìm hiểu thái độ của giáo viên đối với việc sử dụng các thiết bị này trong giảng dạy trở thành một vấn đề được đặc biệt quan tâm.
Giáo viên trẻ hiện nay đang đối mặt với thách thức lớn khi chuyển từ lý thuyết sang thực hành giảng dạy. Mô hình nghiên cứu bài học được đề xuất như một phương pháp hiệu quả giúp họ nâng cao năng lực giảng dạy, cải thiện kỹ năng lập kế hoạch và thực hiện bài giảng thông qua quá trình nghiên cứu và thảo luận cùng đồng nghiệp.
Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, khả năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc là yếu tố thiết yếu. Việc áp dụng lý thuyết nhận thức về cảm xúc giúp sinh viên hiểu rõ và phản ánh cảm xúc của bản thân, từ đó phát triển khả năng tự quản lý và nâng cao năng lực cảm xúc trong học tập và cuộc sống.
Trước những biến động và thách thức ngày càng gia tăng trong giáo dục đại học, khái niệm văn hóa chất lượng trở thành yếu tố cốt lõi giúp duy trì hiệu suất và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Việc xây dựng một văn hóa chất lượng hiệu quả là điều đang được quan tâm.
Bài viết này tập trung vào các vấn đề phát triển giáo dục, đào tạo, và nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới. Đặc biệt, bài viết hướng đến công tác chuẩn bị văn kiện cho nhiệm kỳ 2025-2030, với trọng tâm là 10 vấn đề chính trong xây dựng đề án phát triển giáo dục.
Ngày 31/12/2024 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1705/QĐ-TTg về chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045, trong đó có một phần nội dung quan trọng liên quan đến giáo dục đại học. Bài viết phân tích về các mục tiêu giáo dục đại học trong Chiến lược theo ba nhóm: khả thi, thách thức và chưa được đề cập rõ.
Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp giữa chính sách quốc gia, giáo dục, và các nỗ lực xã hội. Bài viết khảo cứu và chỉ ra một số kinh nghiệm quốc tế về chủ đề này.
Bài viết phân tích về mục tiêu, các biện pháp quản lí của chính phủ Hàn Quốc, Trung Quốc và phản ứng của các bên liên quan về vấn đề dạy thêm ở hai quốc gia được đánh giá là có áp lực thi cử hàng đầu thế giới này. Từ đó, một số khuyến nghị, bình luận cho Việt Nam được đề xuất.
Quy định đạo đức nghề nghiệp giáo viên của các nước phát triển cũng có lịch sử xây dựng và bổ sung, phát triển lâu dài. Bài viết chỉ ra một số nội dung tóm lược trong quy định về đạo đức nghề nghiệp giáo viên ở Úc, Hoa Kỳ liên quan đến hoạt động dạy thêm và đối sánh với quy định mới nhất của Việt Nam.
Áp lực học tập và chi phí học thêm vẫn là vấn đề chung ở nhiều nước, đặc biệt là ở châu Á. Các chính phủ đang nỗ lực cải cách để giảm bớt gánh nặng này và đảm bảo công bằng trong giáo dục. Bài viết so sánh để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong chính sách quản lí hoạt động dạy thêm của Việt Nam với một số nước phát triển.
Giảng dạy trực tuyến đã trở nên phổ biến trong các cơ sở giáo dục đại học trên toàn cầu, đặc biệt là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Bài viết phân tích những khó khăn mà các giảng viên Đại học tại Việt Nam gặp phải khi triển khai phương pháp này.