Với xu hướng toàn cầu hướng tới chuẩn mực giáo dục cao hơn, các trường đại học tại Tanzania đang đối mặt với thách thức đảm bảo chất lượng giáo dục. Bài viết phân tích những yếu tố quyết định việc giới thiệu và triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng (QA), nhấn mạnh các thách thức và bài học để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Những kinh nghiệm này không chỉ mang lại giá trị cho Tanzania mà còn là nguồn tham khảo quan trọng cho Việt Nam trong bối cảnh cải cách giáo dục đại học.
Lớp học kết hợp đang trở thành một mô hình giáo dục phổ biến trong bối cảnh hiện đại, giúp sinh viên có thể tham gia học tập cả trực tiếp và trực tuyến. Một nghiên cứu mới đây đã so sánh mức độ tham gia của sinh viên trong hai môi trường này, cho thấy sự khác biệt đáng kể về mức độ gắn kết cũng như cách thức tương tác giữa các nhóm sinh viên. Kết quả nghiên cứu mở ra nhiều gợi ý quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả giáo dục trong mô hình học tập kết hợp.
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng kỹ năng giảng dạy số của giảng viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, tác động đến động lực học tập và mức độ tương tác của sinh viên. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ vào giáo dục không chỉ đơn thuần là việc sử dụng công cụ số mà còn đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy sư phạm và chiến lược đào tạo. Vậy làm thế nào để tối ưu hóa kỹ năng giảng dạy số, thu hẹp khoảng cách số trong giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo đại học?
Tư duy sáng tạo trong toán học không chỉ phụ thuộc vào kiến thức chuyên môn mà còn chịu ảnh hưởng lớn từ niềm tin cá nhân và khả năng giải quyết vấn đề. Một nghiên cứu mới đây của Asare và các cộng sự tại Ghana đã chỉ ra rằng sự tự tin vào khả năng toán học không chỉ giúp sinh viên cải thiện tư duy sáng tạo mà còn thúc đẩy sự phát triển của kỹ năng giải quyết vấn đề.
Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những cơ hội mới trong giáo dục, đặc biệt trong lĩnh vực cải thiện kỹ năng viết học thuật. Bài viết đánh giá tác động của phản hồi tự động do AI tạo sinh đối với chất lượng viết và mức độ tham gia học tập của sinh viên đại học tại Hồng Kông. Kết quả nghiên cứu không chỉ chứng minh sự cải thiện đáng kể về chất lượng bài viết mà còn làm rõ những phản ứng cảm xúc khác nhau của sinh viên khi tiếp nhận phản hồi từ AI.
Với mục tiêu làm sáng tỏ ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục (AIED) đối với hoạt động học tập của sinh viên các trường đại học Việt Nam, bài viết của Bùi Trọng Tài và Nguyễn Minh Tuấn nghiên cứu tổng quan các công trình đề cập đến AIED và chỉ ra ảnh hưởng tác động tích cực và tiêu cực của AIED với hoạt động học tập của sinh viên.
Sáng tạo hiện nay được xem là một trong những năng lực thiết yếu trong giáo dục đại học, giúp sinh viên phát triển tư duy sáng tạo và giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, mặc dù sáng tạo ngày càng trở thành mục tiêu quan trọng, việc tích hợp nó vào giảng dạy vẫn gặp phải nhiều khó khăn. Khảo sát các “dilemma” (tình huống khó xử) mà giảng viên đại học đối mặt khi giảng dạy sáng tạo, đồng thời đưa ra các chiến lược điều chỉnh giúp vượt qua những thách thức này.
Học trực tuyến ngày càng trở thành xu hướng tất yếu trong giáo dục đại học, đặc biệt khi đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận học tập truyền thống. Bài báo đưa ra một góc nhìn toàn diện và sâu sắc về những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và thành tích học tập của sinh viên trong môi trường trực tuyến.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, khi các trường học buộc phải đóng cửa, giáo dục trực tuyến đã trở thành giải pháp tối ưu để duy trì hoạt động học tập. Duy trì động lực, sự tham gia của sinh viên và giải pháp là những vấn đề quan trọng trong phương thức trực tuyến này.
Giảng dạy trực tuyến đã trở nên phổ biến trong các cơ sở giáo dục đại học trên toàn cầu, đặc biệt là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Bài viết phân tích những khó khăn mà các giảng viên Đại học tại Việt Nam gặp phải khi triển khai phương pháp này.
Trong bối cảnh yêu cầu ngày càng cao về chất lượng học tập tại các trường đại học. Việc phân tích những điểm mạnh và yếu trong kỹ năng học tập của sinh viên mở ra các giải pháp hữu ích để cải thiện hiệu quả học tập trong môi trường đại học.
Trong bối cảnh giáo dục hiện nay, yêu cầu nâng cao năng lực tự học của học sinh ngày càng trở nên cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện của chương trình mới. Thiết kế các hoạt động học tập giúp phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Sinh học lớp 10.
Trong bối cảnh giáo dục mầm non tại Việt Nam chuyển từ phương pháp dạy học dẫn dắt bởi giáo viên sang cách tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm. Việc khám phá ngôn ngữ và sự tương tác của trẻ để hiểu quá trình nhận thức bản thân và thế giới là vấn đề cần được quan tâm.
Với sự góp mặt của các chuyên gia khoa học hàng đầu, Hội thảo thường niên và Trường Đông về giáo dục toán học năm 2024 đã trở thành một diễn đàn uy tín, thu hút sự quan tâm từ cộng đồng khoa học trong và ngoài nước. Với các chủ đề chính như phát triển chuyên môn giáo viên, tích hợp công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy, cũng như kết nối toán học với thực tiễn, Hội thảo đã mang đến nhiều giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán.
Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo ra những thách thức đối với chất lượng giáo dục đại học khi yêu cầu không chỉ kỹ năng học thuật và nghề nghiệp, mà còn các kỹ năng mềm và khả năng thích ứng linh hoạt với nhu cầu thị trường. Việc xây dựng mô hình đo lường chất lượng giáo dục đại học là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Sự bùng nổ của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang mang lại những thay đổi đáng kể trong nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm xuất bản học thuật. AI không chỉ có khả năng năng suất cho cả nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu mà cả các biên tập viên và phản biện trong quá trình xử lý bản thảo. Tuy nhiên, việc sử dụng AI cũng đặt ra những thách thức đạo đức mới, đòi hỏi phải có những quy chuẩn và nguyên tắc sử dụng chặt chẽ, phù hợp và có trách nhiệm.
Việc sáp nhập các trường đại học khu vực thành các tổ chức giáo dục lớn và đa cơ sở đang trở thành xu hướng quan trọng trong giáo dục đại học hiện nay. Tuy nhiên, việc duy trì và triển khai sứ mệnh khu vực trong các trường đại học đa cơ sở gặp không ít thách thức. Nghiên cứu này phân tích cách Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Na Uy thực hiện sứ mệnh khu vực và đề xuất những bài học quan trọng cho các trường đại học trong quá trình mở rộng và phát triển.
Nghiên cứu này phân tích tác động của hợp đồng giảng dạy chuyên biệt (chỉ giảng dạy) đối với sự hài lòng của sinh viên tại các trường đại học ở Vương Quốc Anh. Bài viết chỉ ra rằng mặc dù các hợp đồng này thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy, chúng cũng tiềm ẩn những thách thức về uy tín và cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho giảng viên, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và trải nghiệm học tập của sinh viên.
Từ một phương pháp học tập ít được chú trọng, E-learning và mô hình Học tập kết hợp đã nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống giáo dục hiện đại. Tuy nhiên, sự tiếp tục áp dụng những mô hình này không phải là điều dễ dàng và nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên trong việc duy trì sử dụng các hệ thống học tập trực tuyến.
Dạy học song ngữ tại Nam Phi, đặc biệt trong môn Toán, đối mặt với nhiều thách thức do sự đa dạng ngôn ngữ trong cộng đồng học sinh. Các giáo viên Toán không chỉ phải có chuyên môn vững vàng mà còn cần kỹ năng giảng dạy song ngữ hiệu quả để giúp học sinh tiếp thu kiến thức trong ngôn ngữ thứ hai. Nghiên cứu này trình bày các chiến lược đào tạo giáo viên Toán tại Nam Phi nhằm chuẩn bị giáo viên tốt hơn cho việc giảng dạy môn Toán trong môi trường song ngữ.